Đối với nhân viên kế toán, hành chính nhân sự của doanh nghiệp sẽ phải thường tiếp xúc với các văn bản hành chính. Do vậy, các bạn cần nắm rõ những Quy tắc viết tắt tên 27 loại văn bản hành chính khi soạn thảo để thực hiện cho đúng.
Ở bài viết trước công ty dịch vụ kế toán TinLaw đã chia sẻ đến các bạn kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP. Lần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả Quy tắc viết tắt tên các loại văn bản hành chính khi soạn thảo. Cùng theo dõi nhé!
STT | Tên loại văn bản hành chính | Chữ viết tắt |
01 | Nghị quyết (cá biệt) | NQ |
02 | Quyết định (cá biệt) | QĐ |
03 | Chỉ thị | CT |
04 | Quy chế | QC |
05 | Quy định | QyĐ |
06 | Thông cáo | TC |
07 | Thông báo | TB |
08 | Hướng dẫn | HD |
09 | Chương trình | Ctr |
10 | Kế hoạch | KH |
11 | Phương án | PA |
12 | Đề án | ĐA |
13 | Dự án | DA |
14 | Báo cáo | BC |
15 | Biên bản | BB |
16 | Tờ trình | TTr |
17 | Hợp đồng | HĐ |
18 | Công điện | CĐ |
19 | Bản ghi nhớ | BGN* |
20 | Bản thỏa thuận | BTT* |
21 | Giấy ủy quyền | GUQ* |
22 | Giấy mời | GM |
23 | Giấy giới thiệu | GGT |
24 | Giấy nghỉ phép | GNP* |
25 | Phiếu gửi | PG |
26 | Phiếu chuyển | PC |
27 | Phiếu báo | PB |
| Bản sao văn bản | |
01 | Bản sao y | SY |
02 | Bản trích sao | TrS |
03 | Bản sao lục | SL |
Những nội dung đánh dấu * là có sự thay đổi so với quy định trước đây tại Thông tư 01/2011/TT-BNV mà mọi người cần lưu ý:
- Bản ghi nhớ: Trước đây viết tắt là GN
- Bản thỏa thuận: Trước đây viết tắt là TTh
- Giấy ủy quyền: Trước đây viết tắt là UQ
- Giấy nghỉ phép: Trước đây viết tắt là NP.
Những quy tắc viết tắt tên 27 loại văn bản hành chính khi soạn thảo được trình bày trong bảng trên đây được quy định cụ thể trong Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Trong các bài viết sau, TinLaw sẽ đề cập đề những điểm mới của nghị định này trong việc trình bày, soạn thảo văn bản hành chính. Hãy cùng theo dõi nhé!
0 Nhận xét