Những năm gần đây, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Thay vì thành lập công ty, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp đặt văn phòng đại diện để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Vậy văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào? Mức thuế là bao nhiêu?
Trong bài viết dưới đây, dịch vụ kế toán thuế
TinLaw sẽ giải đáp cho những câu hỏi trên. Hãy cùng theo dõi nhé!
Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?
Theo quy định của Nghị định 139/2016/NĐ-CP,
Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định:
"Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có)."
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Văn phòng đại
diện được xem xét việc có phải nộp thuế hay không phụ thuộc vào việc văn phòng
đại diện có tiến hành hoạt động kinh doanh hay không ?
Theo Công văn 658/TCT-CS năm 2017 Hướng dẫn:
"Căn cứ các quy định trên, Bộ Tài chính đã có các công văn số 15865/BTC-CST ngày 07/11/2016, công văn số 1025/BTC-CST ngày 20/01/2017 hướng dẫn về lệ phí môn bài, theo đó đối với trường hợp Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên nếu văn
phòng đại diện có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thuộc đối tượng
nộp thuế môn bài.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 24, Điều
25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì văn phòng đại diện có trách
nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền
công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện.
Dựa theo những quy định nói trên, có thể trả lời
cho câu hỏi “Văn phòng đại diện phải nộp
những loại thuế nào?” văn phòng đại diện khi thực hiện các hoạt động kinh
doanh thì phải nộp hai loại thuế là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân. Và nếu
không thực hiện các hoạt động kinh doanh thì văn phòng đại diện phải nộp thuế
thu nhập cá nhân.
Mức lệ phí đối với các loại thuế của văn phòng đại diện
Thuế môn bài
Mức thu thuế môn bài áp dụng vào 3 bậc khác
nhau.
- Nếu có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì được xét vào bậc 1 với mức thuế là 3.000.000 cho một năm.
- Nếu có vốn dưới 10 tỷ đồng thì xét vào bậc 2 với mức 2.000.000 đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác xét vào bậc 3 với mức là 1.000.000 đồng/năm.
Như vậy đối với văn phòng đại diện phải nộp
thuế môn bài với mức là 1.000.000 đồng/năm.
Thuế thu nhập cá nhân
Dựa theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông
tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật
thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập
cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì song song với việc nộp thuế môn bài,
văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân
đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế
hàng tháng (Quý) đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp
hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải
nộp hồ sơ khai thuế. Và hồ sơ kê khai thuế cho cá nhân Việt Nam bao gồm những mẫu
sau:
- Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 02/KK-TNCN) (Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)
- Bảng kê chi tiết thu nhập thường xuyên.
- Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu 16/ĐK-TNCN) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) (Nếu có) kèm hồ sơ chứng minh
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề “Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế
nào? Mức thuế là bao nhiêu?” Nếu vẫn còn thắc mắc, hoặc có vấn đề chưa rõ,
vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể hơn.
0 Nhận xét